CÁCH LÀM MÓN CƠM NỊ, CÀ PÚA - MÓN NGON KHÔNG THỂ NÀO QUÊN CỦA NGƯỜI CHĂM
Nếu đã một lần đặt chân đến vùng đất An Giang, hẳn bạn sẽ rất ấn tượng bởi nền văn hoá, ẩm thực của người dân tộc Chăm nơi đây. Nếu bạn đã một lần thử qua các ăn đặc sản thì mình chắc rằng bạn sẽ ấn tượng mãi. Hôm nay mình sẽ hướng dẫn bạn cách chế bến 2 trong những món ăn của Chăm chính là Cơm nị và Cà púa. Đối với những bạn chưa biết đến hãy tìm hiểu cùng mình qua bài viết dưới đây nhé!
An Giang, một trong những tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long. Với vị trí địa lý đắc địa, có địa bàn nằm ở cả 2 bờ sông Hậu do đó có thể dễ hiểu rằng vì sao tỉnh này lại có lượng dân cư đứng thế 8 so với các tỉnh thành khác trong nước. Bên cạnh đó, tỉnh An Giang còn là 1 tỉnh có sự đa dạng về nền văn hoá, bên cạnh dân tộc Kinh, nơi đây còn là nơi sinh sống của rất nhiều anh em dân tộc thiểu số khác như dân tộc Khmer, dân tộc Chăm, dân tộc Hoa.
Với món cơm nị, cà púa là một trong những nét đặc trưng của người Chăm nơi đây. Hai món ăn này được xem như bù trừ trong hương vị, khi dùng người ta sẽ cảm nhận hương vị truyền thống trong nền văn hoá ẩm thực của người Chăm. Nếu đã một lần đặt chân đến vùng đất An Giang, có cơ được thử qua hai món ăn này hẳn sẽ bạn vẫn nhớ về điều đặc biệt không lẫn vào đâu được của bộ đôi này phải không nào. Với cơm nị, phần cơm béo ngậy nước cốt dừa, cùng màu vàng óng ả bắt mắt, điểm thêm chút mùi thơm của các loại gia vị như hoa hồi, quế. Với một số hộ gia đình, người ta còn cho thêm chút nho khô tạo điểm nhấn cho món ăn. Có thể nói rằng việc kết hợp những nguyên liệu độc đáo, cùng cách nấu cơm truyền thống của người Chăm đã mang đến một món ăn mà bạn đã thử 1 lần chắc chắn sẽ không thể nào quên. Cơm nị độc đáo là thế, vậy còn cà púa sẽ như thế nào ? Thoạt nghe qua, hẳn sẽ có nhiều bạn khi chưa biết đến món ăn này sẽ đoán đây là một loại quả, một loại cà như cà chua, cà tím,.... đặc trưng tại vùng đất An Giang này phải không nào. Nhưng cà púa lại là tên của một món ăn có nguyên liệu là từ bò, hay đúng hơn chính là loại bò tơ Bẩy Núi - một loại đặc sản cũng ở vùng đất này. Với những nguyên liệu quen thuộc như bột cà ri, nước cốt dừa nhưng với các chế biến đặc trưng của người Chăm, khi dùng bạn sẽ cảm nhận được có gì đó vừa quen thuộc với mới lạ. Đảm bảo cũng sẽ mang đến cho bạn trải nghiệm chưa từng có. Thông thường khi dùng, người ta sẽ dùng cả hai món cùng lúc hoặc trên một mâm cơm, mâm tiệc sẽ đều có cả hai món. Bởi khi dùng cùng nhau, hương vị của hai món ăn từ mùi thơm nồng nàn của hoa hồi, quế, sả cùng vị béo của nước cốt dứa thêm chút vị cay cay của ớt và thêm chút hương vị bột cà-ri. Nói không quá khi dùng kết hợp hai món, bạn đã có thể cảm nhận được các tinh hoa trong nền văn hoá ẩm thực của người Chăm.
Hai món ăn thường xuất hiện nhiều trong những bữa tiệc truyền thống, mâm cơm gia đình hoặc trong cái dịp cúng lễ tại các thánh đường... Bởi thế, không phải dễ tìm một quán có thể phục vụ đúng chuẩn món ăn này. Với sự đầu tư và tỉ mỉ trong việc lựa chọn nguyên liệu cũng như cách chế biến độc đáo đã làm cho cơm nị cà púa tạo được ấn tượng vị giác độc đáo. Với món cơm nị, tuy là món ăn mang đến nhiều hương vị nhưng có lẽ lại có cách chế biến, tuy nhiên trong từng công đoạn lại mang nét đặc trưng của người Chăm. Hôm nay mình sẽ hướng dẫn bạn có làm cơm nị với phiên bản đơn giản, mộc mạc nhất nha! Nguyên liệu cần chuẩn bị: gạo, nước cốt dừa, hoa hồi, quế, nhánh đinh hương, bột cà ri, bơ lạt, muối, chút nho khô
Các bước thực hiện: Khi vo gạo, bạn cho thêm chút muối. Sau khi đã vo từ 2-3 lần, bạn phơi gạo cho ráo để chuẩn bị cho các bước sau. Thông thường với món ăn này người ta sẽ chọn loại gạo khi chín cho cơm dẻo, mềm. Do đó, khi làm tự nhà bạn hãy sử dụng những loại gạo có đặc tính tương tự nhé. Mình đã từng thử qua nhiều loại gạo khi nấu món cơm nị, rát ra được nên sử dụng loại gạo ST24, ST25 với hạt cơm dài, đều, khi chín cơm mềm, dẻo, không bị gãy hạt, ngoài ra còn có mùi thơm từ lá dứa tự nhiên có trong gạo giúp món ăn thêm ngon. Bạn có thể mua hai loại gạo này tại thương hiệu Vua Gạo - một thương hiệu chuyên về các mặt hàng gạo sạch, đạt chất lượng và được nhiều người tiêu dùng tin dùng nhất hiện nay. Tiếp đến bạn dùng một chiếc chảo, lần lượt cho các nguyên liệu như bơ, hoa hồi, quế, đinh hương vào, đảo đều tay đến khi các nguyên liệu tiết ra tinh dầu lúc này bạn cho phần cơm đã ráo nước vào xào cùng, đến khi gạo đã thấm đều phần bơ. Bạn nhấc chảo ra bếp, nếu bạn muốn làm các bước đúng chuẩn thì sẽ tiếp tục nấu cơm bằng nồi trên bếp lửa, tuy nhiên do mình không biết nấu kiểu như vậy nên mình nấu bằng nồi cơm điện nha. Bạn cho toàn bộ phần gạo vào nồi, đổ nước với tỉ lệ vừa đủ và cho bột cà ri vào. Đến khi cơm gần chín, bạn cho tiếp phần nước cốt dừa vào và đảo đều. Tiếp tục nấu cơm đến khi chín hẳn. Khi cơm chín bạn cho thêm ít nho khô, vậy là món cơm nị đã hoàn thành rồi đấy. Còn với cà púa, cách chế biến cũng đơn giản không kém. Bí quyết để nấu món ăn này thành công chính là bạn khử được mùi bò vốn có và chọn được phần thịt bò mềm, mọng nước, khi chín không bị khô, chỉ vậy thôi bạn đã thành công được hơn một nửa với món ăn này rồi đó. Nguyên liệu chuẩn bị: thịt bò (nên chọn thịt bò tơ), xả, gừng, bột cà ri, tỏi, ớt hành tím và gia vị như hạt nêm, muối. Cuối cùng chính là nước cốt dừa. Các bước thực hiện: Thịt bò bạn rửa sạch và các miếng vừa ăn. Có một mẹo nhỏ để giúp bạn khử được mùi hôi tự nhiên của thịt bò chính là rửa thịt với gừng cắt sợi. Sau đó với thịt ra ráo nước để chuẩn bị các bước tiếp tiếp theo. Tỏi, hành tím và ớt bạn băm nhuyễn để khi ướp thịt sẽ thắm hơn. Thịt sau khi đã ráo nước, bạn cho lần lượt tỏi, hành tím, ớt, bột cà ri, và nêm nếm với muối, hạt nêm và tiêu nhé. Trộn đều và ướp thịt từ 20-30 phút cho thật thấm gia vị. Với phần nước cốt dừa, bạn đun sôi, có thể thêm chút muối để món ăn đậm đà theo khẩu vị. Bạn dùng một cái chảo lòng sâu hoặc nồi tùy theo nhà bạn, phi thơm tỏi và hành tím. Khi các nguyên liệu đã vàng, cho toàn bộ phần bò xào xào cùng, đảo đều tay đến khi thịt săn lại. Đến bước này sẽ có người thêm sả cây đã được đập dập để món ăn bên cạnh vị cà ri còn có hương thơm từ sả nữa đó. Khi thịt đã chín và săn lại, bạn cho tiếp phần nước cốt dừa vào và vặn lửa nhỏ để hầm thịt đến khi chín mềm. Trong lúc này nếu thấy món ăn hơi ít nước bạn có thể cho chút nước lọc hoặc nước sôi để nguội vào và tiếp tục nấu đến khi bò đã mềm thì tắt bếp. Vậy là xong rồi đó!
|
Số người online | 1357 | |
Truy cập nhiều nhất | 2740 | |
Tổng số lượt truy cập | 5450007 |