Bên cạnh những loại gạo được sử dụng cho nhà, còn có những loại gạo đặc biệt được sử dụng tại các bếp ăn công nghiệp với suất ăn lớn và tại các quán cơm bình dân. Hầu hết những loại gạo này sẽ có điểm chung đều là gạo nở xốp, rất lợi cơm. Vậy nếu bạn đang tìm hiểu về các loại gạo có đặc tính xốp, nở thì không nên bỏ qua bài viết này. Bên cạnh giới thiệu về các loại gạo, chúng tôi còn hướng dẫn bạn cách nấu gạo nở nữa đó.
Các loại gạo nở, xốp trên thị trường hiện nay:
Ngày nay bên cạnh những loại gạo với đặc điểm dẻo, mềm phù hợp với mục đích sử dụng cá nhân thì trên thị trường còn có những loại gạo được đặc biệt dùng cho các bếp ăn với năng suất lớn, các quán cơm bình dân hay được dùng cho sản xuất thực phẩm.
Về gạo 64: Trên thị trường hiện nay, có 2 loại gạo 64 chính là Gạo 64 Long An và Gạo 64 dẻo. Nhiều người tiêu dùng sẽ nghĩ 2 loại gạo này giống nhau khi nghe đến tên, tuy nhiên đây lại là hai loại gạo hoàn toàn khác nhau từ hình dáng bên ngoài đến đặc tính bên trong. Với Gạo 64 dẻo sẽ cho cơm mềm, dẻo vừa và không bị khô. Với đặc tính như vậy được rất nhiều các bếp ăn công nghiệp, trường học, bệnh viện lựa chọn. Còn đối với Gạo 64 Long An là một loại thuộc dòng gạo xốp mềm. Do đó, gạo được các căn tin, quán cơm bình dân lựa chọn.
Về gạo 504: Là một trong những loại gạo nổi tiếng tại vùng đất đồng bằng Sông Cửu Long, với ưu điểm nổi bật chính là kháng sâu bệnh tốt và cho năng suất cao. Đối với hạt gạo 504 có hình dạng bầu với đặc tính nở, xốp và khô. Tuy nhiên, điểm đặc biệt của loại gạo này chưa hết, đó là gạo càng cũ lại càng ngon. Bởi khi gạo 504 càng cũ thì sẽ cho cơm càng nở nhiều.
Còn về gạo 5451: Đây là giống gạo thuần nông, hạt gạo thơm, mềm. Với những đặc tính vượt trội, cũng như giá cả phải chăng nên gạo 5451 - hay còn gạo là gạo thơm lài được nhiều khách hàng lựa chọn tin dùng. Đặc biệt, loại gạo này được biết đến như là sự lựa chọn hàng đầu của các bếp ăn công nghiệp hay những quán cơm với số lượng lớn.
Mẹo để nấu gạo nở đúng cách ?
Đối với những loại gạo nở như thế này, cũng có cách nấu tương tự như những loại gạo mà chúng ta vẫn thường sử dụng. Đong gạo với số lượng vừa đủ sau đó vo sạch và cho vào nồi theo tỷ lệ nước là 1:1 - 1: 1,2 là được. Tuy nhiên, còn tùy vào loại gạo bạn chọn như khô xốp, nở mềm, hay dẻo thơm để đổ lượng nước theo tỷ lệ phù hợp.
Điểm lưu ý: Bạn không nên mở nắp nồi trong lúc nấu cho đến khi cơm sôi được khoảng 15 phút.
Cách bảo quản: Không chỉ riêng đối với gạo có đặc tính nở, mà tất cả các loại gạo cần được bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát. Nếu cần thiết nên để gạo trong những thùng gạo chuyên dụng để tránh côn trùng xâm nhập cũng như hạn chế tình trạng ẩm mốc.
Bên cạnh những loại gạo phổ biến được kể trên, hiện nay trên thị trường còn có những loại khác với cùng đặc tính xốp mềm, loại còn lại dẻo và không bị khô cứng khi để nguội. Tùy vào mục đích và nhu cầu sử dụng của bạn để từ đó có thể lựa chọn loại gạo phù hợp.
Tóm lại, chúng tôi đã giới thiệu đến bạn một vài loại gạo với đặc tính nở xốp nổi bật hiện nay là gạo 64, gạo 504 và gạo 5451. Mong rằng qua bài viết bạn đã biết thêm về các loại gạo cũng như từ đó có thể chọn được loại gạo phù hợp với mục đích sử dụng của bạn.